Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025
Cập nhật lúc: 06/01/2025 143
Bà Châu Thị Hồng Mai - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk
Số điện thoại: 0905055124
Địa chỉ email: hongmai0907@gmail.com
Tính đến 22/10/2024
Sở Ngoại vụ Tỉnh Đắk Lắk phát sinh 05 hồ sơ TTHC và đã trả kết quả trước hạn.
(tự động cập nhật vào lúc 00:00:00, 22/10/2024)
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Cập nhật lúc: 06/01/2025 143
Ngày 06/01/2025, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk
Tại điểm cầu Bộ Ngoại giao, đến dự, chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ trì và điều hành Hội nghị tại điểm cầu chính có các đồng chí Bùi Thanh Sơn – Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao; đồng chí Nguyễn Minh Vũ – Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, cùng các đồng chí Lãnh đạo Bộ; tham dự Hội nghị còn có đồng chí Lê Hoài Trung – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí đại diện các Bộ, ban, ngành ở Trung ương và các điểm cầu địa phương đặt tại các tỉnh thành phố trên cả nưóc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Tại điểm cầu Đắk Lắk, đồng chí H’Yim Kđoh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ trì; cùng tham dự Hội nghị có các đồng chí là đại diện Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố; đại diện lãnh đạo Liên Hiệp hội và các Hội thành viên; công chức Sở Ngoại vụ; Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh cùng tham dự, đưa tin về Hội nghị này.
Đồng chí H’Yim Kđoh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ trì tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Bùi Thanh Sơn – Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh nhiệm vụ bao trùm đối với công tác đối ngoại và ngoại giao năm 2025 là phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tiên phong, trọng yếu, thường xuyên trong việc tạo lập, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đi đôi với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, huy động các nguồn lực bên ngoài, nhất là các nguồn lực có tính đột phá, tiếp tục nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, góp phần tạo đà cho đất nước tăng tốc, bứt phá, vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hội nghị được nghe tham luận Ban đối Ngoại Trung ương do đồng chí Lê Hoài Trung – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban đối ngoại Trung ương trình bày và các tham luận do Lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại các nước: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào; đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện Lãnh đạo tỉnh Nghệ An và tỉnh Bình Định trình bày.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những thành quả mà ngành Ngoại giao đạt được trong năm 2024; đồng thời Thủ tướng cũng mong muốn:
- Ngành ngoại giao cần tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động hơn trong đề xuất đối sách, kịp thời hơn, linh hoạt hoạt hơn và hiệu quả hơn trong đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân.
- Khai thác hiệu quả hơn nữa những thỏa thuận, những cam kết mà Việt Nam đã ký kết với các nước trên thế giới; biến nó thành nguồn lực quan trọng phát triển đất nước; ngành ngoại giao phải xung kích trong vấn đề này.
- Đội ngũ làm công tác ngoại giao phải chuyên nghiệp hơn, phải vừa hồng, vừa chuyên; phải yêu nước, yêu Nhân dân, yêu Đảng, yêu Tổ quốc và chuyên môn phải giỏi.
Từ những bài học kinh nghiệm được rút ra trong công tác đối ngoại năm qua, trước diễn biến tình hình khu vực và thế giới trong giai đoạn hiện nay; để đạt được mục tiêu tăng trưởng là 8 %, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp đối với ngành ngoại giao trong năm 2025, đó là:
Một là, Phục vụ đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng của đất nước; phấn đấu cao hơn trong điều kiện có thể; mọi hoạt động đối ngoại phải phục vụ mục tiêu tăng trưởng của đất nước.
Hai là, Giữ vững, củng cố, tăng cường cục diện đối ngoại thuận lợi; thúc đẩy môi trường hòa bình, hợp tác phát triển với tất cả các nước trên thế giới; đặc biệt là các nước lớm, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống.
Ba là, Hoạt động ngoại giao phải góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất mới như: Dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mayy, vật liệu mới, vi sinh học, khoa học lượng tử, năng lượng sạch, công nghệ Internet, công ngiệp văn hóa, công nghiệp giải trí …
Bốn là, Hoàn thành việc xây dựng bộ máy tinh gọn, tiếp quản các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan kết thúc hoạt động đối ngoại; củng cố phát triển và đẩy mạnh hơn nữa 3 trụ cột ngoại giao: Đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân.
Năm là, Xây dựng và thực hiện đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành ngoại giao; củng cố tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất ở cả trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của toàn ngành.