Nghệ sĩ Jorge Monaco, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam
Cập nhật lúc: 19/11/2012 74
Bà Châu Thị Hồng Mai - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk
Số điện thoại: 0905055124
Địa chỉ email: hongmai0907@gmail.com
Tính đến 22/10/2024
Sở Ngoại vụ Tỉnh Đắk Lắk phát sinh 05 hồ sơ TTHC và đã trả kết quả trước hạn.
(tự động cập nhật vào lúc 00:00:00, 22/10/2024)
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Cập nhật lúc: 19/11/2012 74
Dáng người thấp, đậm nhưng rất gần gũi, cởi mở và đầy nhiệt huyết. Đó là chân dung của nghệ sĩ nhiếp ảnh người Argentina, Jorge Monaco. Tôi may mắn được tiếp xúc với ông khi ông đến tỉnh Đắk Lắk để thực hiện phóng sự ảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Rất nhiều phóng viên chiến trường đã từng ghi lại hình ảnh tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến tranh ấy đã dần lùi xa vào quá khứ nhưng những thế hệ sinh ra sau chiến tranh như chúng tôi vẫn bị ám ảnh bởi những bức ảnh của Horst Faas, phóng viên chiến trường của hãng AP thường trú tại Sài Gòn trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc chiến tranh Việt Nam hay bức tranh 'Em bé napalm' của Nick Út... Ở một góc độ tiếp cận hoàn toàn khác nhưng mang đậm chất nhân văn, ông Jorge Monaco ghi lại bằng hình ảnh cuộc sống đời thường của các cựu chiến binh với tư cách là những nhân chứng lịch sử.
Xuất phát từ sự ngưỡng mộ của ông với cuộc đấu tranh giải phóng hào hùng của nhân dân Việt Nam, lần đầu tiên ông đến Việt Nam là vào năm 1997 và ngay từ lúc đó đã nảy ra ý định thực hiện một dự án ảnh về các cựu chiến binh Việt Nam. Họ là những nhân chứng vô giá của một thời chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc thế nhưng cùng với thời gian, họ cũng dần dần ra đi vì vậy ông muốn ghi lại hình ảnh của họ cho các thế hệ mai sau.
Các cựu chiến binh được ông thu vào ống kính mang cấp bậc khác nhau, thuộc nhiều dân tộc, nhiều địa phương. Trong chuyến đi lần này, ông đã có các cuộc gặp gỡ và trao đổi với Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, cựu tử tù Lê Minh Châu, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến và nhiều cựu chiến binh khác từ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Đắk Lắk đến thành phố Hồ Chí Minh để ghi lại những hình ảnh và những câu chuyện của các nhân chứng trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Người bạn đồng hành cùng ông trên những chuyến xe đò là anh Lê Vũ Hà, cán bộ Thông tấn xã Việt Nam. Họ đến Đắk Lắk vào một buổi chiều tháng 3 khi mà chỉ còn vài ngày nữa tỉnh sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 37 năm ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk. Chỉ với một ít đồ dùng cá nhân không thể thiếu cho chuyến đi dài ngày từ nửa vòng trái đất, còn lại hành trang của ông là những thiết bị cần thiết như máy chụp hình khổ lớn, chân máy, đèn flash, máy đo ánh sáng ...
Chúng tôi khởi hành từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến huyện Buôn Đôn. Tại đây ông thực hiện công việc của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, hết sức tỉ mỉ và đầy sáng tạo. Nhiếp ảnh là trò chơi của ánh sáng. Ông mất rất nhiều thời gian và công sức để có thể chụp được những tấm hình vừa ý. Dưới cái nắng Tây Nguyên gay gắt, gương mặt ông toát lên sự mãn nguyện khi đã thực hiện được ý định ghi hình và phỏng vấn một cựu chiến binh người dân tộc thiểu số, ông Y Nha Kbuôr hiện là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh.
Một sự bất ngờ đầy thú vị khi tôi phát hiện ra rằng ông thật sự bị cuốn hút bởi những bức tranh cổ động ở hai bên đường, trong thành phố cũng như ở vùng nông thôn, đặc biệt là những bức tranh có hình chủ tịch Hồ Chí Minh. Hễ cứ nhìn thấy tranh cổ động là ông liền dừng lại để chụp hình. Ngay cả những bức tranh đã phủ màu rêu phong cũng mang một ý nghĩa nhất định nào đó. Ông cho biết đang ấp ủ dự định tổ chức một cuộc triển lãm ảnh những bức tranh cổ động khi trở về nước.
Những khoảng cách xa xôi về địa lý dường như càng làm tăng thêm tình cảm sâu sắc và sự trân trọng ông dành cho nhân dân Việt Nam. Hi vọng người bạn thân thiết này sẽ có dịp quay trở lại Việt Nam vào những năm sau nữa.