Thủ tướng Phạm Minh Chính đến New Delhi bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ
Cập nhật lúc: 31/07/2024 2911
Bà Châu Thị Hồng Mai - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk
Số điện thoại: 0905055124
Địa chỉ email: hongmai0907@gmail.com
Tính đến 22/10/2024
Sở Ngoại vụ Tỉnh Đắk Lắk phát sinh 05 hồ sơ TTHC và đã trả kết quả trước hạn.
(tự động cập nhật vào lúc 00:00:00, 22/10/2024)
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Cập nhật lúc: 31/07/2024 2911
Đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay có Quốc vụ khanh Ngoại giao Pabitra Margerita, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Ấn Độ. Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Hải, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Mumbai Lê Quang Biên, cùng các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Thủ đô New Delhi bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tại Ấn Độ
Ngay tại sân bay, Ấn Độ chào đón nồng nhiệt Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bằng điệu múa truyền thống sôi động, tươi vui. Khắp các con đường của Thủ đô New Delhi rực rỡ cờ hoa và treo ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Dự kiến trong chương trình hôm nay Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn sẽ có lịch trình bận rộn. Thủ tướng sẽ làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực dược phẩm, dầu khí của Ấn Độ; tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ, dự lễ khánh thành Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại đây.
Quốc vụ khanh Ngoại giao Pabitra Margerita, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Ấn Độ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày mai 1/8 và Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có các cuộc hội kiến với lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ...
Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ truyền thống và hữu nghị bền chặt, của các thế hệ Lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Năm 2016, hai nước đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng sau khi hai bên xác lập khuôn khổ quan hệ mới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một trong những nhà Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Ấn Độ sau khi Ấn Độ bầu cử Hạ viện và có Chính phủ nhiệm kỳ mới. Chuyến thăm cũng diễn ra đúng vào thời điểm kỷ niệm 70 năm ký Hiệp định Geneva, trong đó Ấn Độ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy đàm phán và ký Hiệp định này.
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Hải, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Mumbai Lê Quang Biên, cùng các cán bộ, nhiên viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay
Chuyến thăm này của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện với Ấn Độ, góp phần thắt chặt quan hệ giữa Lãnh đạo hai nước, nhất là giữa hai Thủ tướng. Chuyến thăm được hai bên chuẩn bị chu đáo, trọng thị, chương trình phong phú, nội dung sâu rộng, thực chất, với trọng tâm chính là làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực, đáp ứng những thay đổi của tình hình hiện nay về địa chính trị - kinh tế; một mặt củng cố các lĩnh vực hợp tác truyền thống, đồng thời mở rộng ra những lĩnh vực hai bên có tiềm năng, thế mạnh như điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, dược phẩm, năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, AI, bán dẫn, vật liệu mới, khoáng sản thiết yếu... Chuyến thăm cũng là cơ hội để hai nước tăng cường chia sẻ về các vấn đề an ninh, chiến lược ở khu vực, quốc tế và khẳng định sự ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn đa phương cùng quan tâm.
Ngay tại sân bay, Ấn Độ chào đón nồng nhiệt Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bằng điệu múa truyền thống sôi động, tươi vui.
Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ thời gian qua phát triển tích cực với nền tảng quan hệ vững chắc và tin cậy chính trị cao. Quan hệ kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân được mở rộng, thường xuyên duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc ở các cấp, các kênh. Các cơ chế hợp tác đối thoại, tiểu ban hợp tác chuyên ngành... được duy trì và phát huy hiệu quả.
Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 2,5 lần kể từ khi hai nước nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện (năm 2016), đạt gần 15 tỷ USD trong năm 2023. Hai nước còn nhiều tiềm năng trong hợp tác thương mại - đầu tư với nhiều thế mạnh trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, dầu khí, dược phẩm, hạ tầng cảng biển, logistics.