Việt Nam – Hàn Quốc đồng hành hướng tới thời đại AI
Cập nhật lúc: 22/11/2024 307
Bà Châu Thị Hồng Mai - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk
Số điện thoại: 0905055124
Địa chỉ email: hongmai0907@gmail.com
Tính đến 22/10/2024
Sở Ngoại vụ Tỉnh Đắk Lắk phát sinh 05 hồ sơ TTHC và đã trả kết quả trước hạn.
(tự động cập nhật vào lúc 00:00:00, 22/10/2024)
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Cập nhật lúc: 22/11/2024 307
Chiều ngày 21/11/2024, tại Hà Nội, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác số Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024 với chủ đề "Việt -Hàn: Bạn đồng hành hướng tới thời đại AI".
Toàn cảnh sự kiện
Tham dự về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, đại diện Bộ Công an, Bộ Khoa học Công nghệ. Về phía Hàn Quốc, có Giám đốc Cơ quan xúc tiến công nghiệp CNTT NIPA, Tổng lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Ngoài ra, Diễn đàn còn có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Thông tin Malaysia.
Công nghệ số: Chìa khóa xây dựng xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại Diễn đàn
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Phan Tâm nhận định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược và yêu cầu khách quan. Để phát huy tối đa tiềm năng của công nghệ số, trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều chương trình, chiến lược trong đó có: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; Chiến lược quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số; Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số; Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo; Chiến lược dữ liệu quốc gia. Với những nỗ lực đó, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc gia như: Tăng 15 bậc trong chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024, xếp hạng 71/193 quốc gia; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 tăng 2 bậc, xếp hạng 44/133; và chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194.
Thứ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam đang định hướng triển khai xây dựng trợ lý ảo để hỗ trợ thủ tục hành chính theo hướng lấy người dân là trung tâm, tăng cường tính minh bạch; xây dựng trợ lý ảo (TLA) hỗ trợ cán bộ công chức trong việc tra cứu thông tin về các quy định pháp luật giúp tăng hiệu quả, năng suất công việc; xây dựng TLA hỗ trợ người dân để cải thiện chất lượng dịch vụ công. Một trong những mô hình thành công về TLA tại Việt Nam là "Trợ lý ảo" tại Tòa án Nhân dân Tối cao. Việc đưa TLA này vào hoạt động Tòa án giúp giải quyết được nhiều vấn đề nội tại. Hiện nay, số lượng hỏi đáp xấp xỉ 5,8 triệu lượt hỏi đáp, trung bình từ 10.000-15.000 lượt/ngày và ước tính tiết kiệm khoảng 37 tỷ đồng mỗi năm.
Về hợp tác quốc tế, Hàn Quốc hiện là đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ số. Hai nước có nhiều điểm chung và có nhiều cơ hội hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển chính phủ số và nguồn nhân lực số.
Thứ trưởng bày tỏ, Diễn đàn lần này là cơ hội để hai nước cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ phía Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và TLA nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, tạo lập được xã hội số nhân văn, thu hẹp khoảng cách số, hỗ trợ và giúp đỡ các nhóm yếu thế. Đồng thời, thông qua Diễn đàn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực thúc đẩy ứng dụng AI giữa các chủ thể liên quan.
Cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong kỷ nguyên AI
Ông Chang Ho-Seung, Tham tán Công sứ kiêm Tổng lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam
Ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA) cho biết, Diễn đàn được tổ chức lần đầu từ năm 2021, góp phần tăng cường hợp tác kỹ thuật số giữa 2 nước. Năm nay là năm thứ 4 tổ chức Diễn đàn nhưng với tên gọi mới, tầm nhìn mới nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai nước Hàn Quốc – Việt Nam trong kỷ nguyên AI sắp tới.
Hợp tác AI giữa hai nước bắt đầu từ tháng 8/2023 khi Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thăm và làm việc tại Hàn Quốc. Hai bên đã cùng thảo luận về chuyển đổi số, tăng cường hợp tác về AI. Đồng thời, chia sẻ các chính sách, chiến lược và tìm hướng hợp tác trong một số lĩnh vực chính như công nghiệp bán dẫn, bán dẫn AI và sử dụng AI trong khu vực công.
Ông Hur Sung Wook mong muốn với việc tổ chức Diễn đàn hôm nay, sẽ mở ra kỷ nguyên AI mới, mở ra tiềm năng phát triển của cả 2 nước trong tương lai, trong ứng dụng AI vào nền kinh tế số.
Ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA)
Chia sẻ quan điểm của Thứ trưởng Phan Tâm, ông Chang Ho-Seung, Tham tán Công sứ kiêm Tổng lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác số giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh hai nước đã nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Tổng lãnh sự khẳng định, để mở ra kỷ nguyên số về AI, tạo điều kiện cho sự phát triển chung, hai quốc gia cần tăng cường hợp tác nhất là về xây dựng cơ sở hạ tầng cốt lõi như: Trí tuệ nhân tạo (AI), mạng thế hệ tiếp theo và trung tâm dữ liệu (TTDL). Hai nước cần tăng cường hợp tác để phát triển, chia sẻ kiến thức, cùng nhau xây dựng hệ sinh thái công nghệ tương thích với AI, xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế để cùng tiến vào kỷ nguyên số về AI.
Tại Diễn đàn, đại diện Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT&TT) đã giới thiệu tổng quan về Chiến lược phát triển AI của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021. Chiến lược này định hướng AI trở thành lĩnh vực công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng trong lĩnh vực AI. Chỉ số sẵn sàng AI của Chính phủ năm 2023 xếp hạng thứ 5 ở ASEAN, tăng 1 bậc so với năm 2022. Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, như Viettel, FPT, Vingroup đã đầu tư mạnh mẽ vào AI, coi AI là hướng đầu tư dài hạn, chiến lược, nhiều tiềm năng.
Thứ trưởng Phan Tâm chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu
Tại Diễn đàn, đại diện đến từ Bộ Công an và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trình bày các tham luận quan trọng gồm: Vị trí, vai trò, mục tiêu và lộ trình xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia tại Việt Nam, Cơ hội và thách thức trong ứng dụng AI và xây dựng các start-up về AI.
Cũng tại Diễn đàn, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam như CMC, NTQ, FPT và các doanh nghiệp Hàn Quốc (Datastreams, Gractor) đã cùng chia sẻ, trao đổi các kinh nghiệm về ứng dụng AI, tầm nhìn về AI trong tương lai./.
Dẫn nguồn: https://mic.gov.vn/