MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA TỈNH NĂM 2014
Cập nhật lúc: 11/04/2014 280
Bà Châu Thị Hồng Mai - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk
Số điện thoại: 0905055124
Địa chỉ email: hongmai0907@gmail.com
Tính đến 22/10/2024
Sở Ngoại vụ Tỉnh Đắk Lắk phát sinh 05 hồ sơ TTHC và đã trả kết quả trước hạn.
(tự động cập nhật vào lúc 00:00:00, 22/10/2024)
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Cập nhật lúc: 11/04/2014 280
- Về vấn đề nhận thức: Các cấp ủy đảng, chính quyền cần nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò của đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, mà nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân; hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước. Sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại nhân dân với đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước sẽ quyết định hiệu quả, sự thành công của công tác đối ngoại nhân dân trong điều kiện mới hiện nay.
- Về vấn đề tổ chức thực hiện: Do tính đặc thù, hoạt động đối ngoại nhân dân rất phong phú, đa dạng; lực lượng tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân phải được mở rộng, phát triển nhanh về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng. Trong đó việc huy động các tổ chức và các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, thiết nghĩ:
+ Trước hết nên bắt đầu từ công tác thông tin, tuyên truyền đối nội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, trong đó chú trọng các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân của Trung ương và địa phương, nhằm nâng cao nhận thức về một số tình hình của tỉnh, của đất nước; và các chỉ thị, nghị quyết quan trọng nêu trên. Từ đó có thể huy động các cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên… trở thành những tuyên truyền viên tích cực tham gia công tác đối ngoại nhân dân. Mặt khác, những người được phân công tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân, giao lưu, tiếp xúc với bạn bè quốc tế, ngoài nắm vững tình hình và quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước còn cần tích lũy kiến thức và kinh nghiệm vận động, thuyết phục bạn bè quốc tế, sẵn sàng giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của bạn trên cơ sở có lý, có tình, tạo được sự chia sẻ và đồng cảm, sự hiểu biết chân tình. Từng người dân đều có thể là một nhà ngoại giao không chuyên giúp nhân dân các nước hiểu rõ hơn về tỉnh Đắk Lắk và đất nước Việt Nam.
+ Tìm hiểu, nhận biết và chủ động tiếp cận các đối tác. Ưu tiên phát triển quan hệ với nhân dân các nước láng giềng, biên giới, ASEAN đi vào chiều sâu; các nước bạn bè truyền thống, đồng thời thúc đẩy, tăng cường đối ngoại nhân dân với các nước lớn, các đối tác quan trọng, tích cực ủng hộ các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại nhân dân một cách toàn diện nhất: đối ngoại chính trị, kinh tế đối ngoại, văn hoá, thông tin đối ngoại, không chỉ tập trung vào các hoạt động lễ tân, hay một số dự án... Cần xuất phát từ nhu cầu của địa phương để đề xuất nội dung hợp tác và triển khai các hoạt động đối ngoại có liên quan phù hợp với tình hình hiện nay.
+ Tạo điều kiện cần thiết, thỏa đáng về điều kiện, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, cho các đoàn thể, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, hội hữu nghị các cấp hoạt động trên lĩnh vực này có hiệu quả. Đồng thời, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường tính chuyên nghiệp, trình độ kỹ năng, bản lĩnh chính trị của công tác đối ngoại nhân dân cho lực lượng cán bộ đối ngoại chuyên trách cho ngoại vụ và Liên hiệp hữu nghị để làm nòng cốt cho công tác đối ngoại của địa phương.
+ Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra, giám sát các hoạt động đối ngoại nhân dân; phối hợp các kênh thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của các đoàn thể và tổ chức nhân dân.
Phan Quốc Hoàn
PGĐ SNgV Đắk Lắk