TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
Cập nhật lúc: 15/07/2014 277
Bà Châu Thị Hồng Mai - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk
Số điện thoại: 0905055124
Địa chỉ email: hongmai0907@gmail.com
Tính đến 22/10/2024
Sở Ngoại vụ Tỉnh Đắk Lắk phát sinh 05 hồ sơ TTHC và đã trả kết quả trước hạn.
(tự động cập nhật vào lúc 00:00:00, 22/10/2024)
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Cập nhật lúc: 15/07/2014 277
Đối ngoại nhân dân (ĐNND) của ta được bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XX, thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp hoạt động chính trị đối ngoại, lúc đó vận động quốc tế là hoạt động ĐNND. Người đã nhận thức rất rõ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác này, nhờ đó đã vận động được nhân dân thế giới ủng hộ, đoàn kết với nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt sau này là hình thành Mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ, đoàn kết với nhân dân ta chống Mỹ cứu nước. ĐNND cũng tạo điều kiện mở rộng đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự hợp tác quốc tế, tạo thế đứng quốc tế vững chắc, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta hiện nay.
Có thể tóm tắt nội dung cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐNND như sau:
- Một là, thêm bạn, bớt thù, đoàn kết nhân dân trong nước gắn liền với đoàn kết nhân dân thế giới vì lợi ích chân chính của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
- Hai là, kết hợp ngoại giao Nhà nước với công tác đối ngoại của Đảng và ĐNND để tạo thành sức mạnh tổng hợp, góp phần đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
- Ba là, coi trọng, phát huy vai trò và lợi thế của công tác ĐNND.
- Bốn là, nội dung hình thức hoạt động phong phú, linh hoạt đồng thời đa dạng hoá quan hệ trong công tác ĐNND.
- Năm là: Tập hợp lực lượng rộng rãi tham gia hoạt động ĐNND
Có thể nói từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đến khi Cách mạng tháng tám thành công (1945), hoạt động đối ngoại, vận động quốc tế của Đảng và nhân dân Việt Nam là hoạt động ĐNND.
Với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam từng bước hình thành một cách hoàn chỉnh, gồm 3 bộ phận cấu thành là công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ĐNND. Trong đó, ĐNND được coi như một binh chủng đặc thù, đắc lực. Trong kháng chiến chống Pháp, hoạt động đối ngoại của ta trên thế giới chủ yếu vẫn là ĐNND. Với sự phối hợp và giúp đỡ của các tổ chức hoà bình quốc tế và nhiều quốc gia, công tác ĐNND của ta đã góp phần quan trọng, vận động được nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đơn cử như:
- Năm 1947, đại biểu thanh niên Việt Nam đã giương cao cờ đỏ sao vàng, tham dự Đại hội thanh niên Châu Á tổ chức tại Calcuta (Ấn Độ).
- Năm 1949, 11 chiến sĩ hoà bình Việt Nam đã tham dự Đại hội nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình tại Paris và Praha.
- Năm 1950, Hội đồng hoà bình thế giới chính thức ra đời, theo quyết định của Đại hội, Việt Nam được coi là một trong những thành viên sáng lập Hội đồng.
Sau Hiệp định Geneve 1954, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, mở ra điều kiện mới cho hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Riêng cách mạng miền Nam, cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại trong một thời gian dài chủ yếu vẫn được tiến hành dưới hình thức ĐNND, thông qua Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Hoạt động ĐNND của cả 2 miền Nam - Bắc tại nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới đã góp phần tích cực vào việc vận động và hình thành, trên thực tế một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết, ủng hộ nhân dân Việt Nam chống giặc ngoại xâm.
Một đặc điểm nữa và cũng là thế mạnh của ĐNND là trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, ĐNND có thể thực hiện một số biện pháp đối ngoại trong những hoàn cảnh cụ thể mà đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước do thời điểm chưa thích hợp hoặc điều kiện về mặt này, mặt khác chưa thuận lợi nên chưa thể triển khai. Có trường hợp ĐNND đã làm tiền trạm cho quan hệ ngoại giao Nhà nước. Ví dụ như:
- Năm 1974, Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng miền Nam tham gia một đoàn quốc tế đi dự Đại hội sinh viên Bangladesh, được Thủ tướng Bangladesh tiếp và tiếp xúc với nhiều tổ chức, nhiều giới, ta chủ động trao đổi tình hình miền Nam, tranh thủ tình cảm và triển vọng mối quan hệ Việt Nam - Bangladesh. Trên cơ sở kiến nghị của Đoàn, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam - Việt Nam đã quyết định mở Đại sứ quán tại Dhaka.
- Những năm 1989 - 1990, trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã kết thúc 10 năm, nhưng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vẫn chưa bình thường. Được sự hướng dẫn và giúp đỡ của các tổ chức hữu nghị, Hội tem Việt Nam đã phối hợp với Hội tem Trung Quốc tổ chức thành công 2 cuộc triển lãm tem Việt Nam tại Bắc Kinh và tem Trung Quốc tại Hà Nội nhân dịp Quốc khánh 2 nước, góp một bước nhỏ vào quá trình bình thường hoá quan hệ 2 nước vào cuối năm 1991.
Kinh nghiệm chỉ đạo và hoạt động thực tiễn trong công tác đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi thành lập Đảng, khi trở thành Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà, ĐNND được Người trực tiếp chỉ đạo và tiến hành đồng thời với đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước. Tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Người đã trở thành cơ sở khoa học và nghệ thuật cho hoạt động ngoại giao của Cách mạng Việt Nam.
- Những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐNND vẫn nguyên giá trị trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐNND được hình thành trên cơ sở những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc. Trong đó, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, nhân văn trong ngoại giao của ông, cha ta được đúc kết và nhân lên sức mạnh mới, tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh ♦