THÁP YANG PRONG ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CỦA DU KHÁCH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Cập nhật lúc: 08/07/2014 62
Bà Châu Thị Hồng Mai - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk
Số điện thoại: 0905055124
Địa chỉ email: hongmai0907@gmail.com
Tính đến 22/10/2024
Sở Ngoại vụ Tỉnh Đắk Lắk phát sinh 05 hồ sơ TTHC và đã trả kết quả trước hạn.
(tự động cập nhật vào lúc 00:00:00, 22/10/2024)
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Cập nhật lúc: 08/07/2014 62
Tháp Yang Prong(tháp Chàm) tại xã Ea Rôk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km về phía Tây Bắc, bên cạnh dòng sông Ea H’leo có một ngôi tháp cổ kính uy nghi. Người dân sinh sống nơi đây gọi là tháp Yang Prong (có nghĩa là Thần lớn).
Tháp Yang Prong được biết đến vào năm 1900, nhưng những ghi chép về nó phải tính từ 1904 (trong BEFEO 1906), sau đó là những cuộc viếng thăm, khảo cứu và ghi chép của Henry Maitre vào các năm 1906 và 1910 (H. Maitre, Les régiens Moi du Sud Indochinois Le Plateau du Dar lac Paris, Plon Nourrit et Cie, 1909, tr 218) có nhắc đến: “Một ngôi tháp Chàm bên bờ con sông Ya Hlieo” trong lần đi thứ nhất và trong những ghi chép sau đó ông ta đều gọi là tháp Chàm Ya Hlieo. Tháp Yang Prong, sau những lần viếng thăm ấy hầu như bị lãng quên. Phải tới tận cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, nghĩa là từ lần đến tháp thứ hai của H. Maitre, ngôi tháp lại được mọi người biết đến với tên gọi tháp “Rừng xanh”. Như vậy, cho đến nay tháp Yang Prong được các sách báo ghi chép với các tên gọi khác như: Tháp Chàm Ea Sup, Tháp Chàm Ea Hleo, Tháp Chàm Nậm Liêu, Tháp Chàm Rừng Xanh… Sau những biến động xã hội, những thay đổi địa danh, địa vực hành chính nay tháp thuộc xã Ea Rôk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Theo sử liệu cũ thì Yang Prong là ngôi tháp cổ của người Chăm xưa kia. Ngôi tháp do vua Chăm Sinhavarman III (tức Chế Mân - chồng của công chúa Huyền Trân, gọi theo sử Việt) xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, tháp thờ Mukhalinga cầu mong sự sinh sôi nảy nở của giống nòi và cầu mong ấm no hạnh phúc biểu tượng cho sinh thực khí.
Yang Prong là dấu vết vật chất minh chứng cho lịch sử về sự có mặt của người Chăm ở Đắk Lắk trong quá khứ. Tháp tọa lạc ở khu rừng thuộc bình nguyên Ea Sup, bình nguyên này có độ cao so với mặt nước biển khoảng 200m. Kết cấu của tháp là một khối kiến trúc bằng gạch nung đỏ, phía trên mở rộng và thon vút hình búp hoa. Tháp cao 9m mặt bằng của tháp hình vuông, mỗi cạnh 5m, mỗi một mặt tường ngoài của tháp có ba cửa giả, một cửa duy nhất được mở về hướng Đông, hướng của các thần linh. Trên mái xếp chồng chất những lớp gạch nhỏ dần từ dưới lên trên. Nền tháp là những phiến đá xanh to được mài nhẵn nhụi, nghệ thuật chạm khắc và trang trí rất đơn giản, không sâu sắc, khác biệt với kiến trúc của các tháp Chăm khác ở Trung Bộ. Thông qua kiểu dáng kiến trúc và vật thờ ở tháp đã cho chúng ta biết, tháp Yang Prong là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc mang đậm nét văn hoá Chăm xưa kia và ảnh hưởng của văn hoá của cư dân tại chỗ; Tháp là một tiêu bản quí giá góp phần nghiên cứu tìm hiểu thêm về phong cách kiến trúc dân tộc Chăm - một phong cách kiến trúc độc đáo và hấp dẫn, góp phần làm phong phú nền văn hoá dân tộc Việt Nam.
Với những giá trị to lớn về khoa học, lịch sử và văn hoá của tháp nên năm 1991 tháp Chăm Yang Prong đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia.
Tháp được tu sửa tôn tạo năm 1992, gia cố chân móng năm 1997 cho đến nay di tích lại tiếp tục được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cấp kinh phí trùng tu, tu sửa, chống xuống cấp để có thể chống chọi lại thiên nhiên khắc nghiệt ở Cao Nguyên.
Sự có mặt của tháp Chăm giữa vùng bình nguyên của Cao Nguyên Đắk Lắk là một sự kiện, một nét độc đáo hiếm thấy làm đẹp thêm cho vùng đất trù phú, màu mỡ. Với một môi trường xanh không khí rất trong lành, khung cảnh thật tươi mát, đẹp đẽ và thơ mộng của khu vực tháp tạo nên sự duyên dáng cho cả một vùng bán bình nguyên đã thu hút nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan ♦